Tết đoan Ngọ

Thứ năm - 01/10/2015 15:05
Giới thiệu về lịch sử và ngày lễ tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ
(Mùng 5 / 5 Âm lịch)
 
Xin gửi đến cả nhà một số tư liệu liên quan lý giải nguồn gốc của ngày Tết này:
Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá.
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Thời gian này cũng là khi khí dương đang thịnh nhất trong năm. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "Ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng 5 được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.
     * Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên:
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.
Tuy nhiên, Việt nam đã có biến thể riêng của mình thành ngày "Tết giết sâu bọ", là một bằng chứng của hiện tượng "Dân gian hóa" ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc.
 
     * Truyền thuyết tại Việt Nam:
Vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng ta đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh giò, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
          Trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan Dương.
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng 5 còn được gọi là ngày "Vía Bà", thờ Linh sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch còn gọi là ngày "Nước quay", vì cứ theo lệ hàng năm, nước ở thượng nguồn đổ về đến nước ta làm nước sông trở thành đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
Ngày này đúng là ngày Tết Việt Nam còn Nguyên Đán là Tết Trung Quốc, mùng 5/5 cũng là ngày phô trương tình dân tộc bà con láng giềng không phân biệt tuổi tác, phẩm trật, vua tôi (ở Làng Phú Lương chợ Cầu, Quảng Điền, Thừa Thiên, Huế thời vua Quang Trung, lễ hội 5/5 có cho tài năng thanh niên, đấu võ, nấu cơm tre, nhảy sào, đua ghe. Và có Công nương làng đôi ném chiếc bông tai, nhẫn hay 1 trang sức xuống sông cho các chàng trai tìm, ai tìm được sẽ được thưởng hay lấy công nương đó làm vợ ! Tết này rất trân trọng dưới thời Tây Sơn vì "Thiên hạ đại tín" và "Huynh đệ chi Binh" bắt đầu từ đó! Tết Đoan Dương là của Tàu? Khác nghĩa nhưng trùng ngày vậy thôi, ...
Chuẩn Bị:
Trước ngày Tết, người ta mua rất nhiều trái cây để cúng và ăn. Hầu hết mọi gia đình cũng mua hoặc làm rượu nếp, bánh tro.
Các hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ:
- Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sâu khi họ ngủ dậy.
- Người ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.
- Nhiều người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ “sâu bọ”. Nhiều địa phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. Tại vì ngày này, theo quan niệm dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo quan niệm đó, các lọai cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt nhất nên các thầy thuốc thường lên núi hái thuốc.
- Vào dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.
Nét ẩm thực đặc biệt:
- Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh giò và bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo địa phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
- Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt (nhưng những năm gần đây, sau khi có dịch cúm gia cầm thì người ta hạn chế ăn). Nhưng dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống.
- Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan Ngọ. Uống rượu hoặc ăn rượu nếp giết sâu bọ.
    * Hàn Quốc:
Hàn Quốc cũng coi ngày 5 tháng 5 âm lịch là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ. Chưa rõ tục lệ và nguồn gốc liên quan đến ngày mùng 5 tháng 5 của người Hàn Quốc như thế nào, nhưng trong bài báo "Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì" đăng trên báo Tuổi Trẻ, trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin:
Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan ngọ vào ngày 5 tháng 5 là "di sản văn hoá phi vật thể" của Hàn Quốc.
Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều học sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá. Bài báo có đoạn viết: “Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian”.
 
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Các loại thực phẩm được sử dụng nhiều để "diệt sâu bọ" thường là đào mịn lông tơ, mận chua, mận ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, ...
Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch) được coi là cái Tết sau Tết Nguyên Đán của người dân Việt. Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hoá” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên vào thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu. Vì vậy hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra, còn những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là "Ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Các loại thực phẩm được sử dụng nhiều để "diệt sâu bọ" thường là đào mịn lông tơ, mận chua, mận ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng trong ruột vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
1
 
Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5/5, ngủ dậy phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, sau đó người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa, ... bôi vôi vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn.
Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người chưa ăn uống gì sẽ lót dạ bằng trái cây theo mùa và rượu nếp. Từ đó tới nay, bát rượu nếp hay đĩa mận tươi đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày lễ này.
Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay. Sau đó bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu.
Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt, ... Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.
2
 
Giữa trưa hôm ấy thì cả nhà làm cỗ cúng gia tiên, khi tới giờ Ngọ thì đi hái lá mồng năm vì đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, khí hư. Người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể, nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá vối, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi, ... đem về ủ rồi phơi khô, để sau đem nấu uống vì cho rằng uống thế thì lành.
Cuộc sống hiện đại, ai cũng bận rộn nên các phong tục này được giản đơn đi rất nhiều. Có nhà vẫn mua rượu nếp nhưng cũng có nhà chỉ mua một vài loại hoa quả để ăn cho có lệ. Tục hái lá trong vườn không còn phổ biến nữa.
Theo các nhà nghiên cứu về xã hội học và y học, cơ thể con người cần được nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc mệt nhọc. Nghỉ ngơi và tẩm bổ là hai điều cần thiết để cơ thể phục hồi năng lượng đã mất trong quá trình lao động. Nếu làm việc liên tục mà không cho cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi thì con người sẽ không đủ sức lực để làm việc lâu dài. Và trong "lịch nghỉ ngơi" của người Việt ta từ xưa thì có cả Tết Đoan Ngọ.
Nguồn: Sưu tầm - Tin mới
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản PGD

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay989
  • Tháng hiện tại5,220
  • Tổng lượt truy cập4,342,642
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây