ĐẢNG BỘ XÃ LONG TÂN
CHI BỘ TRƯỜNG TH LONG TÂN
*
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Long Tân, ngày 26 tháng 3 năm 2015
BÀI NHẬN THỨC VÀ ĐĂNG KÝ
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
về “Trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết,
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”
Năm 2015
Họ và tên: NGUYỄN VĂN THIỆN.
Sinh ngày: 19 / 02 /1975
Ngày vào Đảng: 14 / 01 / 2004.
Chức vụ Đảng: Bí thư Chi bộ.
Sinh hoạt tại: Chi bộ trường Tiểu học Long Tân.
Chức vụ Chính quyền: Hiệu trưởng.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Long Tân.
Sau khi được học tập, nghiên cứu chuyên đề “Trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” năm 2015, bản thân tôi xin trình bày nhận thức và đăng ký học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015 như sau:
I. Nhận thức:
Qua chuyên đề năm 2015 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” tôi nhận thức được:
1. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Trung thực, trách nhiệm”:
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Trung thực, trách nhiệm”:
- Trung thực: là một đặc trưng của nhân cách, là một phẩm chất đạo đức của một con người; là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động của con người.
- Trung thực làm nên tính tự trọng, tạo nên uy tín, … trung thực luôn gắn liền với trách nhiệm.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; trung thực từ trong suy nghĩ tới việc làm “nói phải đi đôi với làm”, đã nói thì phải làm, không được hứa mà không làm.
- Trung thực trong tự phê bình và phê bình; trung thực trong việc chấp hành nguyên tắc Đảng, kỷ luật Đảng.
- Trách nhiệm: là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm, không thể thoái thác; trách nhiệm là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào, lớn hay bé, mỗi người đều có “bổn phận”. Ý thức trách nhiệm là tự ý thức được về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm và có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình.
- Trung thực, trách nhiệm là phải nói và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc, nói sai, làm sai. Phải “Trung với Đảng”, “Trung với Nước”, “Hiếu với Dân”.
- Trung thực, trách nhiệm là kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực.
- Với cán bộ đảng viên thì trung thực, trách nhiệm trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân, sau đó là trách nhiệm với bản thân, gia đình và quê hương.
* Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Trung thực, trách nhiệm”:
- Hồ chí minh là một tấm gương sáng về trung thực, trách nhiệm với mình, với người, với việc, … thể hiện trong tư tưởng lẽ sống của Người: phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
- Toàn bộ cuộc đời Hồ Chí Minh không có gì khác là sự thống nhất giữa mục tiêu, lý tưởng và hành động; giữa tư tưởng đạo đức và thực hành đạo đức cách mạng, đạo đức làm người.
- Tấm gương trung thực, trách nhiệm của Hồ Chí Minh thể hiện trong lối sống trọng danh dự, trung thực, giữ chữ tín, nói đi đôi với làm, nêu gương và làm gương trước. Người khẳng định: “Tự mình phải chính trước mới giúp được người khác chính. Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý”.
- Trung thực, trách nhiệm theo Hồ Chí Minh là phải sống giản dị, thanh bạch, khiêm tốn. (Người ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, đi dép cao su, mặc áo vá vai, dùng chiếc quạt bằng lá cọ, bữa cơm đạm