PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG TÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 01/KH-THLT Long Tân, ngày 22 tháng 8 năm 2016
KẾ HOẠCH
Tổ chức dạy học hai buổi/ngày có bán trú
Trường Tiểu học Long Tân
Năm học 2017-2018
Căn cứ vào sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng về việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày có bán trú;
Căn cứ vào điều kiện sở vật chất của nhà trường hiện có và nhu cầu học tập của con em trong địa bàn xã Long Tân;
Nay trường Tiểu học Long Tân xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học hai buổi/ ngày và thực hiện bán trú năm học 2017-2018 của đơn vị cụ thể như sau:
1. Đặc điểm tình hình:
Về đội ngũ: Tổng số CB-GV-NV: 41 / 28 nữ, trong đó:
- Ban giám hiệu: 3 / 1 nữ (1 Hiệu Trưởng; 2 Phó hiệu trưởng: 1 phụ trách chuyên môn và 1 phụ trách bán trú)
- GVCN: 18 / 17 nữ (bảo mẫu: 16 / 15 nữ)
- GV Dự trữ: 0 / nữ
- GV Chuyên trách: 6 / 4 nữ (TPT Đội:1; PC.CMC:1; TB+TV:1; PTPM: 2; TTDL:1)
- Nhân viên: 8 / 4 nữ (KT:1; VT:1; YT: 1; BV: 3; PV: 2)
Về học sinh: Tổng số 575 / 292 nữ, với 18 lớp, trong đó:
- Thực hiện hai buổi: 100% (với 575 / 292 nữ, với 18 lớp)
Khối 1: 4 lớp – 111 / 57 nữ
Khối 2: 3 lớp – 137 / 69 nữ
Khối 3: 4 lớp – 122 / 65 nữ
Khối 4: 4 lớp – 110 / 57 nữ
Khối 5: 3 lớp – 95 / 44 nữ
- Thực hiện bán trú: 65,39% (với 376 / 180 nữ, với 16 lớp)
Khối 1: 4 lớp – 83 / 41 nữ
Khối 2: 3 lớp – 86 / 44 nữ
Khối 3: 4 lớp – 87 / 44 nữ
Khối 4: 3 lớp – 72 / 34 nữ
Khối 5: 2 lớp – 48 / 17 nữ
2. Thời gian thực hiện:
- Bắt đầu tổ chức thực hiện: từ ngày 21 / 08 / 2017.
- Số ngày thực hiện: 5 ngày / tuần.
a/ Tổ chức thực hiện:
- Số tiết mỗi ngày: 8 tiết / ngày (sáng 5 tiết; chiều 3 tiết).
- Số tiết mỗi tuần: 40 tiết / tuần (theo quy định của ngành).
Trong đó:
Số tiết |
Lớp 1 |
Lớp 2 |
Lớp 3 |
Lớp 4 |
Lớp 5 |
|
Chính khóa |
22 |
23 |
23 |
25 |
25 |
|
Ngoại khóa, giáo dục và môn học khác |
1 |
3 |
8 |
6 |
6 |
|
Bồi Dưỡng |
Tiếng việt |
10 |
8 |
5 |
4 |
4 |
Toán |
7 |
6 |
4 |
5 |
5 |
|
Cộng |
40 |
40 |
40 |
40 |
40 |
Ghi chú: (Kèm theo thời khóa biểu linh hoạt)
b/ Quy định thời gian học:
Buổi sáng: 06 giờ 55 phút đến 10 giờ 50 phút.
- 6 giờ 55 phút: Ổn định - Sinh hoạt đầu giờ.
+ Tiết 1: 7 giờ 00 phút đến 7 giờ 35 phút (chuyển tiết 5 phút).
+ Tiết 2: 7 giờ 40 phút đến 8 giờ 15 phút (chuyển tiết 5 phút).
+ Tiết 3: 8 giờ 20 phút đến 8 giờ 55 phút (chuyển tiết 5 phút).
- Ra chơi: 25 phút.
(Thể dục giữa giờ, vui chơi từ 9 giờ 00 phút đến 9 giờ 25 phút)
+ Tiết 4: 9 giờ 30 phút đến 10 giờ 5 phút (chuyển tiết 5 phút).
+ Tiết 5: 10 giờ 10 phút đến 10 giờ 50 phút.
- 10 giờ 50 phút: Đánh trống ra về.
Buổi chiều: 13 giờ 55 phút đến 16 giờ 40 phút.
- 13 giờ 55 phút: Ổn định - Sinh hoạt đầu giờ.
+ Tiết 1: 14 giờ 00 phút đến 14 giờ 35 phút (chuyển tiết 5 phút).
- Ra chơi: 30 phút.
(Ăn nhẹ, vui chơi từ 14 giờ 40 phút đến 15 giờ 10 phút)
+ Tiết 2: 15 giờ 15 phút đến 15 giờ 50 phút (chuyển tiết 5 phút).
+ Tiết 3: 15 giờ 55 phút đến 16 giờ 30 phút.
- 16 giờ 30 phút đến 16 giờ 40 phút: Giáo viên hướng dẫn Học sinh tự học.
- 16 giờ 40 phút: Đánh trống ra về.
Ghi chú: Ngoài ra lồng ghép thêm các tiết tăng cường, tiết ngoại khóa (Công tác Đội, triển khai Hội thi, chuyên đề …)
c/ Quy định thời gian nghỉ trưa (HS bán trú):
- 10 giờ 50 phút: Vệ sinh cá nhân.
- 11 giờ 00 phút: Thời gian ăn trưa, đánh răng.
- 11giờ 30 phút: Giải trí (nghe nhạc, xem phim, nghe đọc chuyện, …).
- 11 giờ 50 phút: Ngủ trưa.
- 13 giờ 30 phút: Thức dậy, vệ sinh cá nhân, thay đồ, …
- 13 giờ 55 phút: Vào học buổi chiều.
d/ Chế độ ăn:
Đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng, thực đơn thay đổi theo ngày, tuần. Gồm: món cơm, canh, món mặn, xào (hoặc trái cây).
3. Dự kiến thu- chi:
a/ Dự kiến thu:
Danh mục |
Đơn vị tính Bán trú / ngày / HS |
Đơn vị tính 2 buổi / tháng / HS |
Phí |
22.000 đồng/ngày |
100.000 đồng/tháng |
Tiền quản lý, bảo mẫu, sửa chữa, … |
3.000 đồng/ngày |
|
Cộng |
25.000 đồng/ngày |
100.000 đồng/tháng |
b/ Dự kiến chi:
- Chi theo theo quy định tại công văn liên sở số 758/LS-GDĐT- TC ngày 30 tháng 6 năm 2008 của liên Sở Giáo Dục và Đào tạo - Sở tài chính về việc hướng dẫn thu, chi học phí hai buổi / ngày của cấp Tiểu học.
- Chi theo theo hướng dẫn số 148/PGDĐT-KTTV ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi đầu năm học 2015-2016; Công văn số số 219/PGDĐT-KTTV ngày 05 tháng 11 năm 2015 của Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng về việc điều chỉnh, bổ sung công văn số 148/PGDĐT-KTTV ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng.
* Hai buổi:
- Mức thu: 100.000 đồng / 1 học sinh / 1 tháng.
- Tổ chức thu theo học kỳ:
+ Học kỳ I: 4 tháng X 100.000 đồng = 400.000 đồng
+ Học kỳ II: 5 tháng X 100.000 đồng = 500.000 đồng
Bao gồm:
- 80% chi trả thù lao cho Giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- 10% chi hỗ trợ hoạt động NSNN như: điện, nước, văn phòng phẩm, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, tu bổ cơ sở vật chất.
- 10% chi công tác quản lý nhà trường, trong đó:
+ 28% chi công tác quản lý của Hiệu trưởng.
+ 38% chi công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng.
+ 20% chi Kế toán.
+ 8% chi Thủ quỹ.
+ 3% chi Bảo vệ.
+ 3% chi Phục vụ.
* Bán trú:
- Mức thu: 25.000 đồng / 1 học sinh / 1 ngày.
- Tổ chức thu hàng tháng: từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng.
Bao gồm:
- Tổ chức chi hàng tháng: từ ngày 01 đến ngày 05 của tháng (kế tiếp).
- Chi suất ăn trưa + ăn phụ do cơ sở hợp đồng nấu ăn: 21.000 đồng / 1 học sinh / 1 ngày.
- Chi bảo mẫu, trực trưa, chi quản lý, sửa chữa, …: 3.000 đồng / ngày.
Cụ thể:
- 70% chi trả thù lao cho Bảo mẫu.
- 10% chi hỗ trợ hoạt động (sửa chữa, tu bổ cơ sở vật chất như: điện, nước, bàn ghế, ...)
- 20% chi công tác quản lý nhà trường, trong đó:
+ 25% chi công tác quản lý của Hiệu trưởng.
+ 15% chi công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng.
+ 15% chi công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng.
+ 15% chi công tác Kế toán.
+ 15% chi công tác Thủ quỹ, Thư ký.
+ 5% chi công tác Y tế.
+ 5% chi công tác Bảo vệ.
+ 5% chi công tác Phục vụ.
4. Trách nhiệm:
- Tiến hành hợp đồng cơ sở nấu ăn Hoàng Ân (Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có đủ các thủ tục và giấy tờ lệ), giao nhận đúng thời gian hợp đồng.
- Nhà trường tổ chức từng khâu và giao nhiêm vụ cụ thể cho từng thành viên trong việc giảng dạy; quản lý ăn, nghỉ, ngủ của học sinh tại trường.
- Phụ trách chuyên môn dạy hai buổi / ngày: là cô Lương Thị Hiệp _ Phó hiệu trưởng.
- Phụ trách bán trú, cơ sở vật chất: là thầy Nguyễn Long _ Phó hiệu trưởng.
5. Nhiệm vụ của các thành viên:
- Hiệu trưởng: Quản lý, chỉ đạo chung.
- Phó Hiệu trưởng (chuyên môn): Quản lý, chỉ đạo, theo dõi việc tổ chức thực hiện học hai buổi / ngày, công tác chuyên môn và phong trào thi đua.
- Phó Hiệu trưởng (bán trú + cơ sở vật chất): Quản lý, chỉ đạo, theo dõi việc tổ chức thực hiện bán trú và phong trào thi đua.
+ Quản lý công tác tổ chức bán trú:
1/ Báo suất ăn của các lớp.
2/ Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm nhà ăn.
3/ Kiểm tra nhập thực phẩm tuơi sống: rau, củ, quả, thịt, cá, tôm …
4/ Lưu mẫu thực phẩm sống (7 giờ).
5/ Kiểm tra thực phẩm truớc khi chế biến (số luợng).
6/ Lưu mẫu thực phẩm chín (9 giờ).
7/ Giám sát nhân viên nhà bếp phân chia thức ăn cho HS từng lớp.
8/ Giáo viên bảo mẫu cùng với nhân viên chăm sóc cho HS ăn trưa.
9/ Cho học sinh xem tivi, ca nhạc, đọc sách (11giờ 20’)
10/ Giáo viên bảo mẫu cho học sinh ngủ trưa. Đến 13giờ 30 học sinh thức dậy đánh răng, thay đồ, …
11/ Lưu mẫu thức ăn buổi xế.
12/ Giáo viên bảo mẫu cùng với nhân viên cho học sinh ăn xế.
+ Tổng hợp các suất ăn bán trú trong ngày.
- Kế toán – thủ quỹ:
+ Thông báo việc thu, chi học phí 2 buổi / ngày và phí suất ăn cho giáo viên và học sinh.
+ Tổng hợp, giải quyết chi trả theo học kỳ (đối với học phí 2 buổi / ngày), hàng tháng (đối với phí bán trú).
- Bảo mẫu, trực trưa:
+ Chăm sóc theo dõi sắp xếp cho học sinh giờ nghỉ, ngủ trưa.
+ Nhận phát xuất ăn cho học sinh theo giờ quy định.
+ Theo dõi quá trình ăn uống của học sinh.
+ Báo xuất ăn hàng ngày.
- Y tế:
+ Kiểm tra dụng cụ, vệ sinh khu chế biến thực phẩm (nhà bếp).
+ Kiểm tra, giám sát số lượng và chất lượng thực phẩm đầu vào.
+ Cùng BGH nhà trường kiểm tra vệ sinh ATTP bếp ăn và căn tin thường xuyên và đột xuất.
+ Phối hợp cùng nhà bếp lưu mẫu thức ăn (thực phẩm sống và chín)
+ Phối hợp với GVCN (bảo mẫu) tổ chức cân, đo cho HS hàng tháng.
+ Thu nhận, kiểm tra, cập nhật và lưu giữ sổ theo dõi sức khỏe HS.
+ Tổ chức cho HS đánh răng thường xuyên định kỳ 2 lần/tuần (theo lịch)
+ Tăng cường nhắc nhở vệ sinh môi trường đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn. Kết hợp với GVCN (bảo mẫu) cùng với HS làm và giữ vệ sinh phòng học, trường lớp, khu vực vệ sinh sạch đẹp.
- Bảo vệ: Theo dõi, giữ học sinh không cho ra cổng trường trong giờ trưa, nhắc nhở học sinh không đùa nghịch dưới sân trường lúc trưa, trời nắng, mưa, …; hỗ trợ sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị, điện và nước cho học sinh kịp thời.
- Nhân viên phục vụ: Vệ sinh sạch sẽ các khu vực phục vụ cho giáo viên và học sinh.
6. Cơ sở nấu ăn Hoàng Ân:
- Trang bị cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ, tổ chức nấu ăn tại chổ (Phía sau nhà ăn của trường).
- Dọn dẹp vệ sinh hàng ngày, tổ chức nấu ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Thực phẩm đảm bảo có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Thức ăn phải được chế biến đúng quy định, quy trình bếp một chiều và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các nhân viên phải được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, phải được khám sức khỏe định kỳ và trong quá trình thực hiện chế biến cũng như chia thức ăn phải mặc đồng phục theo quy định.
- Trang bị các vật tư, gia dụng bếp ăn, nhà ăn, …:
STT |
Tên danh mục |
ĐVT |
Số lượng |
Ghi chú |
|
1 |
Khay ăn Inox |
Cái |
400 |
|
|
2 |
Muỗng |
Cái |
400 |
|
|
3 |
Bồn rửa 3 hộc |
Cái |
1 |
|
|
4 |
Nồi lớn |
Cái |
3 |
|
|
5 |
Bếp ga 3 hộc |
bộ |
1 |
|
|
6 |
Hệ thống gas và điện |
bộ |
2 |
1 gas |
1 điện |
7 |
Bàn sơ chế lớn |
Cái |
1 |
|
|
8 |
Bàn chia thức ăn |
Cái |
1 |
|
|
9 |
Bàn học sinh ngồi ăn (Đá hoa cương) |
Cái |
100 |
|
|
10 |
Ghế học sinh ngồi ăn (Nhựa) |
Cái |
400 |
|
|
11 |
Tủ cấp đông (Tủ đông lạnh) |
Cái |
|
|
|
12 |
Tủ lưu mẫu |
Cái |
1 |
|
|
13 |
Kệ để đồ |
Cái |
2 |
|
|
14 |
Chảo lớn |
Cái |
2 |
|
|
15 |
Chảo trung |
Cái |
2 |
|
|
16 |
Chảo nhỏ |
Cái |
1 |
|
|
17 |
Thau rửa đồ lớn |
Cái |
2 |
|
|
18 |
Thau chia đồ |
Cái |
2 |
|
|
19 |
Ly uống sữa đậu nành |
Cái |
|
|
|
20 |
Bộ xửng hấp cơm 10 tầng |
Bộ |
1 bộ |
10 xửng |
|
21 |
Rổ nhựa đựng rau |
Cái |
4 |
|
|
22 |
Xô đựng gia vị |
Cái |
2 |
|
|
23 |
Dao chặt |
Cái |
1 |
|
|
24 |
Dao thái thịt sống |
Cái |
2 |
|
|
25 |
Dao bào |
Cái |
2 |
|
|
26 |
Kéo sơ chế |
Cái |
2 |
|
|
27 |
Dao thái thịt chín |
Cái |
2 |
|
|
28 |
Thớt lớn |
Cái |
1 |
|
|
29 |
Thớt nhỏ |
Cái |
1 |
|
|
30 |
Tủ đựng gia vị |
Cái |
|
|
|
31 |
Hủ lưu mẩu |
Hủ |
12 |
|
|
32 |
Tô Inox nhỏ ăn nhẹ |
Cái |
400 |
|
|
33 |
Xô đựng canh Inox |
Cái |
20 |
|
|
34 |
Tô đựng cơm Inox lớn |
Cái |
30 |
|
|
35 |
Vá cơm |
Cái |
13 |
|
|
36 |
Vá canh Inox nhà ăn |
Cái |
20 |
|
|
37 |
Xô múc canh Inox cho HS |
Cái |
13 |
|
|
38 |
Cây đánh cơm (đũa bếp) |
Cây |
1 |
|
|
39 |
Máy xử lý Ozon |
Máy |
|
|
|
40 |
Thùng đựng cơm Inox |
Cái |
|
|
|
41 |
Cây lau nhà |
Cái |
2 |
|
|
42 |
Chổi quét nhà |
Cái |
2 |
|
|
43 |
Cân lớn |
Cái |
1 |
|
|
44 |
Cân nhỏ |
Cái |
1 |
|
|
45 |
Xe đẩy cơm, canh |
Cái |
1 |
|
|
46 |
Xe đẩy thức ăn thừa |
Cái |
1 |
|
|
47 |
Bể rửa tay HS (20 vòi) |
Cái |
1 |
|
|
48 |
Nĩa |
Cái |
400 |
|
|
49 |
Camara quay (4 mắt) |
Bộ |
1 |
|
|
50 |
Quạt |
Cái |
15 |
|
|
* Quy trình phục vụ:
Trong một ngày học, học sinh sẽ ăn hai lần, gồm:
- Giờ ăn: ăn trưa vào lúc 10 giờ 50 phút và ăn nhẹ lúc 14 giờ 35 phút.
- Ăn trưa gồm: Canh, cơm, 01 món mặn, 01 món xào (hoặc trái cây); (Cơm và canh ăn không hạn chế).
- Ăn nhẹ gồm: Chọn một trong các loại thức ăn theo thực đơn của tuần (như: cháo các loại, bánh canh, hủ tiếu, bún riêu, mì xào, sâm bổ lượng, súp các loại, phở, bánh ướt, … Sữa vinamilk các loai, sữa chua, bánh mì kinh đô, bánh bông lan, bánh snach, sữa đậu nành, chè các loại, …
Các món ăn sẽ thay đổi hàng ngày theo thực đơn đã được nhà trường phê duyệt và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
* Quy trình xử lý thực phẩm:
- Sáng 6 giờ 55 phút xe đưa thực phẩm nhập vào nhà ăn, bộ phận bếp và tổ tự quản phải có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa về lượng và chất. Phân loại giao cho từng bộ phận sơ chế. Khi rau củ quả sơ chế xong sẽ rửa sạch.
- Ngâm nước muối khoảng 20 phút đối với rau và 30 phút đối với củ quả. Rửa sạch lại đưa vào xử lý ozon khoảng 30 phút. Rửa sạch đưa vào nấu. Đối với thịt cá cũng đưa vào xử lý Ozon trước khi chế biến.
* Quy trình phục vụ:
- Sau khi nấu xong khoảng 9 giờ 55 phút sáng bắt đầu chia đồ ăn sẵn vào khay bao gồm: Cơm, đồ mặn và xào. Dọn sẵn để lên bàn, theo từng lớp.
- Khoảng 10 giờ 30 bắt đầu múc cơm, canh vào tô Inox (6 học sinh 1 tô cơm, 1 tô canh) để sẵn lên từng bàn.
- Trong quá trình học sinh ăn, nhân viên nhà ăn được phân ra từng khu vực để hỗ trợ múc thêm cơm, canh, xào vào tô Inox và cho học sinh.
- Sau khi ăn xong tập trung toàn bộ dọn dẹp khay, nắp, vệ sinh bàn ăn và nền nhà.
- Bộ phận bếp tiếp tục chuẩn bị cho bữa ăn nhẹ (Đối với ăn mặn). Khoảng 14 giờ bắt đầu chia đồ ăn vào từng chén Inox, dọn sẵn lên bàn ăn theo từng lớp đến 14 giờ 30 phút bắt đầu múc nước lèo vào chén và 14 giờ 40 phút học sinh bắt đầu ăn. Đối với món ăn ngọt cũng tương tự, các em vào bàn nhân viên phục vụ và giáo viên bảo mẫu hỗ trợ phân phối đến cho các em.
- Đối với ăn nhẹ: Một tuần bao gồm 3 hoặc 4 bữa ăn mặn còn lại là ăn ngọt.
- Ăn mặn gồm: Cháo các loại, bánh canh, hủ tiếu, bún riêu, mì xào, súp các loai, phở, bánh ướt, …
- Ăn ngọt gồm: Sữa vinamilk các loại, sữa chua, bánh mì kinh đô, bánh bông lan, bánh snach, sữa đậu nành, chè các loại, sâm bổ lượng, …
* Đội ngũ phục vụ:
- Đầu bếp và nhân viên phục vụ phải qua đào tạo kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và phải được khám sức khỏe theo đinh kỳ 6 tháng một lần.
- Tác phong phục vụ: Nhã nhặn, vui vẻ, nhiệt tình và chu đáo.
- Đồng phục gồm: Áo, khẩu trang, nón và ủng, tạp dề do cơ sở nấu ăn Hoàng Ân phát. Khi chia thức ăn buộc phải đeo bao tay, …
* Hồ sơ pháp lý:
- Nguồn nước đã được Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bình Dương xét nghiệm, công nhận phù hợp theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005; Phù hợp theo tiêu chuẩn QCVN:01/2009/BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành kèm theo Thông tư số: 04/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009.
- Cơ sở nấu ăn Hoàng Ân thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam và được UBND huyện Dầu Tiếng cấp giấy “Đăng ký kinh doanh”; Y tế huyện cấp giấy “Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm” và có mua “Bảo hiểm” tại công ty Bảo Việt Bình Dương; các nhân viên đều được tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm (có giấy chứng nhận) và có khám sức khỏe định kỳ (theo quy định).
- Ngoài ra nguồn thực phẩm nhập đầu vào đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy kiểm dịch cho từng loại thực phẩm.
Trên đây là kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi/ngày có bán trú năm học 2017-2018 của trường Tiểu học Long Tân./.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng (báo cáo);
- UBND xã Long Tân (báo cáo);
- Chi bộ và BCH Công đoàn nhà trường (để biết);
- Ban Đại diện Cha Mẹ học sinh (để biết);
- Tổ Bán trú (thực hiện);
- Lưu: VT.
Ý kiến bạn đọc
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...
Ngày ban hành: 03/06/2024