BCĐ CMC PCGD&XDXHHT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Xã Long Tân Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Long Tân ngày 8 tháng 4 năm 2014
NGÀY TOÀN DÂN ĐƯA TRẺ ĐẾN TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2013-2014
Kính thưa: ………………………………………………………………..
Kính thưa: Các quí vị đại biểu cùng toàn thể hội nghị
Được sự phân công của Ban tổ chức, tôi xin thay mặt BCĐ CMC PCGD&XDXHHT xã Long Tân xin thông qua báo cáo quá trình thực hiện NTDĐTĐT năm học 2013 – 2014.
1.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH & NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:
1.1 Đặc điểm tình hình:
Xã Long Tân nằm phía đông nam huyện Dầu Tiếng, Bắc giáp xã Long Hòa, Đông giáp xã Lai Uyên – Cây Trường (Bến Cát), Tây giáp xã An Lập (Dầu Tiếng), Nam giáp xã Long Nguyên (Bến Cát). Xã được thành lập sau năm 1975, đa phần là dân cư trên mọi miền Tổ quốc về đây lập nghiệp. Là một xã vùng xa, cơ sở hạ tầng yếu kém. Ngày nay Long Tân cũng có những bước đột phá nổi bật về kinh tế và bước đầu gắn kết với sự phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống rõ rệt về vật chất, tinh thần của nhân dân. Long Tân có tổng diện tích tự nhiên 5.833 ha cách huyện lỵ Dầu Tiếng 32 km được chia thành 8 ấp với dân số 6.124 nhân khẩu và 1.493 hộ.
Mạng lưới trường lớp từ ngành học mầm non đến bậc tiểu học. Đến nay trên địa bàn xã có 2 trường Mẫu giáo, 1 trường Tiểu học công lập và một đơn vị Mầm non do Công ty cao su Dầu Tiếng quản lý. Xã Long Tân hiện nay vẫn chưa có trường THCS và THPT.
Với đặc điểm tình hình nêu trên trong quá trình tổ chức triển khai chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ công tác NTDĐTĐT của xã Long Tân trong năm học qua đã có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1.2 Thuận lợi:
Được sự quan tâm sâu sát của BCĐ CMC PCGD&XDXHHT của huyện Dầu Tiếng. Sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy, HĐND, UBND xã cùng sự kết hợp chặt chẽ giữa BCĐ CMC PCGD&XDXHHT với các ngành, các đoàn thể và đặc biệt là có sự hỗ trợ tích cực của đoàn viên thanh niên trong xã là các anh chị sinh viên đi trước đã tác động đến ý thức học tập của các em học sinh góp phần không nhỏ cho việc huy động học sinh đến trường.
Cuộc vận động “ Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” hàng năm đã huy động trẻ em trong độ tuổi đi học. Song song đó cuộc vận động xã hội hóa giáo dục cũng đã góp phần mạnh mẽ trong việc xây dựng trường lớp, tăng cường CSVC, hỗ trợ đời sống cán bộ giáo viên… làm cho phong trào giáo dục ngày càng tiến bộ rõ rệt.
1.3 Khó khăn:
Ban chỉ đạo đã được thành lập nhưng ở mỗi thời điểm có sự thay đổi, bố trí thay thế, do kiêm nhiệm nhiều công tác, nhiều ban ở địa phương. Cho nên không tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động, đi đến việc kiểm tra đôn đốc tiến độ chưa kịp thời.
Đời sống nhân dân tuy được nâng lên nhưng cũng còn một bộ phận nhân dân có khó khăn về đời sống chưa khắc phục, một phần chưa nhận thức tốt về học tập nâng cao trình độ… dẫn tới việc đến trường gặp nhiều khó khăn.
Từ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Ban chỉ đạo công tác NTDĐTĐT đã tiến hành những biện pháp cơ bản như sau:
2.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NTDĐTĐT:
BCĐ tham mưu với chính quyền xã về việc thay đổi, bổ sung, kiện toàn BCĐ hàng năm.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng – Chính quyền, BCĐ xã đã kết hợp với nhà trường tổ chức NTDĐTĐT. Huy động toàn bộ lực lượng xã hội tham gia công tác phát động phong trào NTDĐTĐT đến từng ấp, từng hộ gia đình tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chuyên môn với các tổ chức đoàn thể quần chúng. Trong các phương hướng, kế hoạch và nghị quyết của các cấp Ủy Đảng, chính quyền trong thời gian qua cũng đề ra chỉ tiêu phát triển cho công tác giáo dục, trong đó chú trọng công tác thực hiện tốt NTDĐTĐT và tỉ lệ học sinh đến trường được xem là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Giáo viên chuyên trách kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường nắm sĩ số học sinh đầu năm học, thực hiện tốt hồ sơ chuyên môn, cập nhật hồ sơ sổ sách quản lý học sinh, trẻ trong và ngoài nhà trường. Có biện pháp duy trì, giảm tỉ lệ lưu ban, bỏ