ĐẠO ĐỨC
Tiết 26: EM YÊU HOÀ BÌNH. (T1)
( KNS )
I. Mục tiêu:
Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
KNS: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam
II. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh về cuộc sống ở vùng có chiến tranh.
- Bài hát: “Trái đất này là của chúng mình”.
- Giấy màu (Trắng, vàng, đỏ, đen, nước biển, xanh da trời).
- Điều 38 (công ước quốc tế về quyền trẻ em).
III. Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Khám phá: Hát bài “Trái đất này là của chúng mình”.
Thảo luận nhóm đôi.
( Bài hát nói lên điều gì?
( Để trái đất mãi mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì?
b. Kết nối:
Hoạt động 1:Thảo luận phân tích thông tin.
Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và trả lời câu hỏi:
+ Em nhìn thấy những gì trong tranh?
+ Nội dung tranh nói lên điều gì?
GV nêu câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh ?
+ Những hậu quả mà chiến tranh để lại?
+ Để thế giới không còn chiến tranh,để mọi người sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc, trẻ em được tới trường theo em chúng ta cần làm gì ?
- GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học, … Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
C. Thực hành:
Hoạt động 2:Làm bài 1/ SGK
Đọc từng ý kiến trong bài tập 1 và yêu cầu học sinh ngồi theo 3 khu vực tuỳ theo thái độ: tán thành, không tán thành, lưỡng lự.
- Gọi đại diện nhóm tình bày
- GV kết luận: Các ý kiến a, d là đúng, b, c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và cũng có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
Hoạt động 3:Làm bài 2/ SGK
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân sau đó trao đổi với bạn
- Yêu cầu HS trình bày
- GV kết luận: Việc bảo vệ hoà bình cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người; giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác như các thái độ, việc làm: a, c, d, đ, g, h, i, k trong bài tập 2.
3. Vận dụng:
Qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra bài học gì?
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Nhận xét tiết học.
Học sinh quan sát tranh.
Trả lời.
+ Qua tranh ảnh, em thấy cuộc sống của người dân vùng chiến tranh rất khổ cực, nhiều trẻ em không được đi học, sống thiếu thốn, mất đi người thân.
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Cuộc sống của người dân ở vùng chiến tranh sống khổ cực. Đặc biệt có những tổn that lớn mà trẻ em phải gánh chịu như : mồ côi cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế, sống bơ vơ ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm súng giết người.
- Chiến tranh đã để lại hậu quả lớn về người và của cải :
+ Cöôp đi nhiều sinh mạng : VD : Cuộc chiến tranh do đế quốc Mĩ gây ra ở Việt Nam có gần 3 triệu người chết; 4, 4 triệu người bị tàn tật; 2 triệu người bị nhiễm chất độc màu da cam.
+ Thành phố, làng mạc, đường sá… bị phá huỷ.
- Để thế giới không còn chiến tranh, theo em, chúng ta phải :
+ Sát cánh cùng