Bài 43. Âm thanh trong cuộc sống

Tiết 1 Khoa học
PPCT: 43ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
(GDMT)
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí ; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường,..)
* GDMT : HS biết quý trọng âm thanh, vận dụng ích lợi của âm thanh vào cuộc sống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị theo nhóm: 5 li nước giống nhau.
- Máy nghe nhạc có thể ghi âm được và băng để ghi âm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:



Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. KTBC: Sự lan truyền âm thanh.
- Gọi HS trả lời câu hỏi về nội dung bài trước.
- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới.
* GTB và ghi tựa bài
* HĐ1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống.
- Cho HS làm việc theo nhóm: Quan sát các hình trong SGK trang 86, ghi lại vai trò của âm thanh.
- Cho các nhóm trình bày, GV giúp HS tập hợp lại vai trò của âm thanh.

* HĐ2: Nói về những âm thanh ưa thích và âm thanh không ưa thích.
- Yêu cầu HS dùng 1 tờ giấy có chia 2 cột (thích và không thích) và ghi vào mỗi cột 1 âm thanh.
- Sau đó cho HS lần lượt trình bày, GV ghi bảng các ý kiến của các em.
- Chốt lại: Có những âm thanh là sự ưa thích của người này nhưng lại là sự không thích của người khác.
* HĐ3: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh.
- Hỏi cả lớp: Làm thế nào để nghe được bài hát mà mình yêu thích khi không trực tiếp xem biểu diễn.
- Cho HS làm việc theo nhóm: Nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
- Cho HS trình bày. GV nhận xét và chốt lại.
* Vậy các em thấy âm thanh có ý nghĩa như thế nào?

- Em đã cần làm gì để có âm thanh hiệu quả?
* HĐ4: Trò chơi làm nhạc cụ.
- Cho HS làm việc theonhóm: Đổ nước vào các chai từ vơi đến đầy. Sau đó gõ và so sánh âmthanh do từng li gây ra.- GV chốt lại: Chai nước có khối lượng lớn hơn sẽ phát ra âm thanh trầm hơn.
3.Củng cố - dặn dò.
- Cho HS đọc mục bạn cần biết - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Âm thanh trong cuộc sống (tt).

- 2 HS trả lời câu hỏi của GV.


- HS nghe và nhắc lại tựa bài.


- HS làm việc theo nhóm 6, sau đó đại diện mỗi nhóm nêu nội dung 1 tranh, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Âm thanh rất cần cho conngười. Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc,…


- Từng HS ghi nhanh các âm thanh theo nội dung từng cột.

- HS tiếp nối nhau nói âm thnah ưa thích và không ưa thích và giải thích vì sao.
- HS tôn trọng các ý kiến riêng của nhau.




- HS trình bày theo ý hiểu.

- Nghe được bài hát mà mình yêu thích nhiều lần,…


- Âm thanh rất quan trọng trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của con người.
- Nghe nhạc khi mệt mỏi.
- Trong lớp lắng nghe thầy cô giảng bài.
- Trong giao tiếp nói vừa đủ nghe…

- HS thực hiện đổ nước vào chai như đã hướng dẫn.
Sau đó tiến hành gõ và nhận xét về âm thanh từng chai phát ra.


- 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm.


  Thông tin chi tiết
Tên file:
Bài 43. Âm thanh trong cuộc sống
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Cao Thị Hồng Tiến
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Khoa học
Gửi lên:
13/01/2015 11:23
Cập nhật:
13/01/2015 11:23
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
16.40 KB
Xem:
803
Tải về:
63
  Tải về
Từ site Trường TH&THCS Long Tân:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay37
  • Tháng hiện tại44,964
  • Tổng lượt truy cập5,174,589
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây