Thực hành Kĩ năng sống.
TUẦN : 3; 4.
Bài 1: NGHE VÀ LẮNG NGHE
I. Mục tiêu:
- Phân biệt được nghe và lắng nghe.
- Rèn lắng nghe có hiệu quả hơn .
- HS biết lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng:
- Sách thực hành GDKNS.
- Phiếu bài tập.
- Giấy; bút.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
- Hát
2. Bài cũ:
- GV giới thiệu về chương trình học thực hành GDKNS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KHÁM PHÁ
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài học, nêu yêu cầu tiết học.
B. KẾT NỐI
1. Hoạt động 1: Phân biệt nghe và lắng nghe
* Mục tiêu: Giúp HS biết những việc cần chuẩn bị trước khi lắng nghe, có thái độ tích cực, nhiệt tình khi lắng nghe.
* PP/Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
- Để biết nghe và lắng nghe có điểm gì giống và khác nhau, các em hãy thảo luận theo phiếu bài tập:
Bài tập
1. Em nhắm mắt lại và nghe trong vòng 2 phút. Viết lại những âm thanh em đã nghe?
2.Em hãy nhắm mắt lại và hướng sự tập trung của mình tới một địa điểm và chú ý xem những người đó đang nói chuyện gì ?
Em nghe được gì ?...................
3. Điều khác biệt giữa hai lần trải nghiệm ở trên là do đâu?
a)- Sự chú ý
b)- Sự tập trung khi nghe
c) - Người nghe ở trong hoàn cảnh khác nhau
d)- Định hướng khi nghe
GV kết luận:
Lắng nghe: Chú ý -Hiểu –Hỏi đáp –Ghi nhớ
- YC Hai bạn cùng bàn thực hành.
2) Hoạt động 2: So sánh nghe với các kĩ năng khác
* Mục tiêu: Giúp HS biết so sánh nghe với các KN khác.
* PP/Kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
-GV yêu cầu HS làm bài tập
BÀI TẬP
1. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: đầu tiên, thứ hai, thứ ba, cuối cùng.
KN
Nghe
Nói
Đọc
Viết
Phải học
2. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
Nhiều nhất, tương đối nhiều, tương đối ít,
ít nhất
Phải sử dụng
Nghe
Nói
Đọc
Viết
Được dạy
- GV chốt , kết luận:
Thời lượng dùng các kĩ năng
* Nghe : 53 %
* Nói : 16 %
* Đọc : 17 %
* Viết : 14 %
3)Hoạt động 3: Giới thiệu chữ thính
* Mục tiêu: Giúp HS biết chữ Thính và ý nghĩa của nó
* PP/Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
a) Chữ thính nghĩa là gì ?
+ HS thảo luận nhóm theo bài tập sau
Bài tập
- Chữ thính (nghe) được ghép bởi 5 chữ khác nhau. Đó là những chữ nào:
a) Chữ tâm ( tình cảm)
Đ
b) Chữ trí ( tư duy)
S
c) Chữ nhãn ( mắt)
Đ
d) Chữ vương ( vua)
Đ
đ) Chữ nhĩ ( tai)
Đ
e) Chữ điền ( ruộng)
S
g) Chữ nhất ( một)
Đ
h) Chữ trung ( trung thành)
S
GV chốt ý, kết luận:
Chữ thính được ghép bởi 5 chữ : nhĩ, nhãn, nhất, tâm, vương.
b) Ý nghĩa của chữ thính
- Để hiểu xem chữ thính mang ý nghĩa gì, các em thảo luận nhóm bàn theo phiếu bài tập sau
Bài tập
1. Chữ thính có chữ nhĩ có nghĩa là khi lắng nghe cần nghe bằng tai. Đúng hay sai? Đ
2. Chữ thính có chữ nhãn có nghĩa là khi lắng nghe cần:
- Nhìn đi chỗ khác S
- Nhìn vào người nói Đ
- Liếc mắt khắp nơi S
3. Chữ thính có chữ tâm có nghĩa là khi lắng nghe cần:
- Nghe bằng cả trái tim tình cảm Đ
- Phân tích , nhận xét S
-Lấy thông tin S
4 Chữ thính có chữ nhất có nghĩa là khi lắng nghe cần :
- Khi thì nhìn, khi thì nghe S
- Đồng nhất cả mắt , tai, tình cảm đặt vào việc nghe