UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
SỞ TƯ PHÁP
GIỚI THIỆU NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI
Luật Nuôi con nuôi được Quốc hội khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NUÔI CON NUÔI
Nuôi con nuôi là hiện tượng xã hội xảy ra ở các quốc gia và đều được pháp luật các nước điều chỉnh. Ở nước ta, trong hoàn cảnh đất nước còn phải chịu những di chứng nặng nề của chiến tranh, điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, mức thu nhập của nhân dân còn thấp, có những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần có mái ấm gia đình, thì vấn đề nuôi con nuôi càng cấp thiết trong đời sống xã hội. Bên cạnh ý nghĩa tạo mái ấm gia đình cho trẻ em, việc nuôi con nuôi còn góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng của vợ chồng nhận con nuôi, nhất là những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm con; phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, sống đơn thân. Trong những năm qua, pháp luật về nuôi con nuôi ở nước ta đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình; động viên, khơi dậy tinh thần nhân đạo, nhân văn của con người Việt Nam; giữ gìn và phát huy truyền thống tương thân tương ái trong nhân dân. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như: Các vấn đề liên quan đến nuôi con nuôi được quy định tản mạn trong nhiều văn bản khác nhau; một số quy định về nuôi con nuôi còn chồng chéo; quy định pháp lý về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hầu như riêng rẽ, làm cho cơ chế thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi thiếu đồng bộ...cho nên cần phải ban hành một luật riêng về nuôi con nuôi để khắc phục những hạn chế bất cập trên.
I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LUẬT NUÔI CON NUÔI
Luật Nuôi con nuôi gồm 5 chương, 52 điều, quy định về các vấn đề cơ bản sau:
1. Chương I “Những quy định chung” gồm 13 điều (từ Điều 1 đến Điều 13): quy định những vấn đề chung nhất liên quan đến nuôi con nuôi, bao gồm mục đích, nguyên tắc nuôi con nuôi; thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ em; khuyến khích hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc trẻ em; người được nhận làm con nuôi; thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi, giải quyết yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi; lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài và các hành vi bị cấm liên quan đến nuôi con nuôi. Tất cả những quy định đưa ra đều nhằm mục đích cao nhất là bảo vệ trẻ em, bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất của trẻ được nhận làm con nuôi. Trong đó, lưu ý một số điều cơ bản sau:
- Luật đã đưa ra những khái niệm cơ bản liên quan đến chế định nuôi con nuôi như đề có một cách hiểu thống nhất về các khái niệm: nuôi con nuôi, người nhận con, nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trẻ em mồ coi, trẻ em bị bỏ rơi, gia đình gốc, gia đình thay thế, cơ sở nuôi dưỡng.
-Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi (Điều 4)
Nguyên tắc xuyên suốt của Luật nuôi con nuôi là bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trong khi giải quyết việc nuôi con nuôi phải tôn trọng quyền trẻ em là ðýợc sống trong môi trýờng gia ðình gốc; việc nuôi con nuôi chỉ là biện pháp thay thế gia ðình vì lợi ích tốt nhất của trẻ; ýu tiên giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nýớc, việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ là giải pháp cuối cùng.
- Đối tượng được lựa chọn gia đình thay thế (Điều 5)
Đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật nuôi con nuôi là quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau cùng thường trú tại Việt Nam, cũng như quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà cả hai bên hoặc một bên định cư ở nước ngoài. Những đối tượng này có thể là cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước; Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài