PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG TÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
Hành động phòng, chống dịch cúm A (H7N9)
Năm 2014
Căn cứ vào công văn số 35/PGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng chỉ đạo về việc tăng cường “Phòng, chống dịch cúm gia cầm A (H7N9)”.
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị.
Nay trường Tiểu học Long Tân xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch cúm gia cầm A (H7N9) tại đơn vị nhà trường như sau:
I. NHẬN ĐỊNH, DỰ BÁO VỀ CÚM A(H7N9):
Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào tỉnh Bình Dương và huyện Dầu Tiếng là rất cao, cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống, bởi vì:
- Bệnh cúm A (H7N9) là do nhiễm chủng vi rút A (H7N9) có nguồn gốc từ gia cầm.
- Nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh.
- Đặc tính của vi rút cúm A là thường xuyên biến đổi có thể thành chủng mới dễ dàng lây truyền sang người. Các chuyên gia y tế đang lo ngại virus cúm A (H7N9) có thể đột biến để trở thành một chủng virus dễ dàng lây truyền từ người sang người và như vậy khả năng xảy ra đại dịch rất cao.
- Lịch sử trên thế giới đã ghi nhận các dịch cúm A (H7N9) với nhiều trường hợp mắc và tử vong ở người.
- Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất.
2. Mục tiêu cụ thể theo tình huống dịch:
2.1 Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người ở trường
Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm A (H7N9) tại trường, đầu tiên xâm nhập vào trường để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.
2.2 Tình huống 2: Có các trường hợp nhiễm cúm A (H7N9) trên người tại trường nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người
Khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch từ người sang người.
2.3 Tình huống 3: Phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A (H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ
Đáp ứng nhanh khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
2.4 Tình huống 4: Dịch bùng phát ra cộng đồng
Giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của CB-GV-NV và HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trong trường
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch tại đơn vị; chỉ đạo các bộ phận liên quan phối hợp triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch tại đơn vị.
- Thường xuyên cập nhật kịp thời thông tin về tình hình cúm A để CB-GV-NV và HS không hoang mang lo lắng; phổ biến các tài liệu truyền thông; tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh, các thông điệp, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh cúm A(H7N9) tại đơn vị để CB-GV-NV và HS thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
- Theo dõi tình hình dịch bệnh và sự lưu hành của chủng vi rút cúm A(H7N9). Hạn chế tổ chức ăn bán trú từ thực phẩm có nguồn gốc là gia cầm, tăng cường giám sát, kiểm tra việc nhập hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhằm ngăn chặn kịp thời gia cầm không được kiểm dịch xâm nhập vào nhà trường. Đẩy mạnh các hoạt động quản lý bán trú, bếp ăn, căng tin nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường vào nhà trường.
- Tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính của CB-GV-NV và HS không rõ nguyên nhân. Thực hiện tốt việc giám sát khách và PHHS đến giao tiếp tại trường nhằm sớm phát hiện các trường hợp mắc bệnh cúm A(H7N9) đầu tiên.
- Tổ chức các đợt kiểm tra giám sát,