QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
BỘ TỔNG THAM MƯU
GIÁO TRÌNH
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC
QUỐC PHÒNG - AN NINH ĐỐI TƯỢNG 4
DÙNG CHO CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC KHỐI BỘ,
NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ Ở CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
HÀ NỘI – 2012
BAN BIÊN SOẠN
Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hưởng - Chuyên đề 1
Đại tá, TS. Lưu Ngọc Khải - Chuyên đề 2
Đại tá, ThS. Đào Văn Dụng - Chuyên đề 3
Thượng tá, ThS. Nguyễn Xuân Thu - Chuyên đề 4
Đại tá, PGS. TS. Trần Đăng Thanh - Chuyên đề 5
Đại tá, PGS. TS. Phạm Xuân Hảo - Chuyên đề 6
Đại uý, CN. Trần Viết Thắng - Chuyên đề 7
Đại tá, ThS. Nguyễn Quý Cử - Chuyên đề 8
Đại tá, TS. Tạ Việt Hùng - Chuyên đề 9
Đại tá, ThS. Hoàng Khắc Thông - Chuyên đề 10
MỤC LỤC
Chuyên đề 1
Chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới
Chuyên đề 2
Phòng, chống chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam
Chuyên đề 3
Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh
Chuyên đề 4
Quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới quốc gia Việt Nam trong thời kỳ mới
Chuyên đề 5:
Xây dựng, hoạt động của lực lượng tự vệ, dự bị động viên cơ quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Chuyên đề 6
Một số vấn đề cơ bản bảo đảm an ninh chính trị, tư tưởng, văn hoá, kinh tế - xã hội trong tình hình mới
Chuyên đề 7
(Bổ trợ)
Nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật An ninh quốc gia; Luật Dân quân tự vệ; Pháp lệnh Dự bị động viên
Chuyên đề 8
(Bổ trợ)
Vũ khí công nghệ cao và cách phòng tránh, đánh trả địch tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao
Chuyên đề 9
(Bổ trợ)
Một số vấn đề cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
Chuyên đề 10 (Bổ trợ)
Các trạng thái quốc phòng, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
Chuyên đề 1
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM
BẢO VỆ TỔ QUỐC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Biên soạn: Đại tá, PGS. TS Nguyễn Mạnh Hưởng
I. CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA CÁC THẾ LỰC ĐẾ QUỐC, THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI NƯỚC TA TRONG TÌNH HÌNH MỚI
1. Mục đích, tính chất, đặc điểm chiến tranh xâm lược của các thế lực đế quốc, thù địch đối với Việt Nam trong tình hình mới
a) Mục đích
Chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực vũ trang. V.I.Lênin chỉ rõ: “Chiến tranh chẳng qua chỉ là chính trị từ đầu đến cuối, chỉ là sự tiếp tục thực hiện cũng những mục đích... của các giai cấp... với những phương pháp khác mà thôi”, “Chiến tranh là sự phản ánh chính sách đối nội mà nước đó đã thi hành trước đây”. Nghiên cứu về bản chất Chiến tranh Thế giới lần thứ I, V.I.Lênin viết: “Chính toàn bộ đường lối chính trị của toàn bộ hệ thống các quốc gia ở Châu Âu trong mối quan hệ kinh tế và chính trị của các quốc gia đó mới là cái cần xem xét để hiểu được rằng điều tất nhiên, không thể tránh được là hệ thống ấy đã gây ra cuộc chiến tranh hiện nay”.
Luận điểm mácxít về chiến tranh vẫn là cơ sở phương pháp luận khoa học cho phép lý giải bản chất chính trị của các cuộc chiến tranh hiện đại và mục đích chính trị của chiến tranh do các thế lực đế quốc, thù địch tiến hành chống Việt Nam trong tình hình mới.
Mục đích chiến lược cơ bản của các thế lực đế quốc, thù địch quy định mục đích chính trị của cuộc chiến tranh mà chúng phát động chống Việt Nam. Mục đích chiến lược cơ bản của các thế lực đế quốc, thù địch là xác lập “giá trị” của chúng trên toàn hành tinh, chi phối đời sống chính trị thế giới. Bản chất phản động và mục đích chiến lược cơ bản đó được thực hiện thông qua nhiều biện pháp chính trị, kinh tế, tư tưởng, ngoại