ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thông tư Số: 32/2009/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ngày 27 tháng 10 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2009, quy định về vai trò của giáo viên trong đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học được cụ thể hóa thông qua một số nội dung ở các điều sau:
Điều 5. Cách đánh giá và xếp loại
Đánh giá là hoạt động thường xuyên của giáo viên. Khi đánh giá cần chú ý đến quá trình tiến bộ của học sinh, đánh giá cuối năm là quan trọng nhất. Giáo viên ghi nhận xét cụ thể những điểm học sinh đã thực hiện và chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên và giúp đỡ học sinh tự tin trong rèn luyện. Giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh để thống nhất các biện pháp giáo dục học sinh.
Điều 6. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì
1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục đích theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở học sinh học tập tiến bộ, đồng thời để giáo viên đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Đánh giá thường xuyên được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên (KTTX), gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết (dưới 20 phút), quan sát học sinh qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng.
2. Đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được tiến hành sau từng giai đoạn học tập, nhằm thu nhận thông tin cho giáo viên và các cấp quản lí để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học; thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ học sinh.
a) Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: bài kiểm tra định kì được tiến hành dưới hình thức tự luận hoặc kết hợp tự luận và trắc nghiệm trong thời gian 1 tiết.
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: căn cứ vào các nhận xét trong quá trình học tập, không có bài kiểm tra định kì.
Chính từ những yêu cầu này, người giáo viên phải đánh giá thật chính xác học
sinh của mình thông qua các bài kiểm tra định kỳ và thường xuyên. Nhưng để đạt được sự đánh giá chính xác, mỗi thầy cô giáo cần phải có năng lực ra đề kiểm tra, năng lực thống kê, năng lực phân tích. Từ những số liệu thống kê, sự phân tích giáo viên chủ nhiệm , giáo viên bộ môn sẽ phải nghiên cứu, áp dụng đổi mới phương pháp, điều chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhằm đạt hiệu quả thiết thực.
Để làm được điều này, thì điều đầu tiên Ban giám hiệu và giáo viên cần thực hiện việc soạn đề kiểm tra định kỳ như thế nào? Để từ kết quả của những bài làm của học sinh tiến đến kết quả cuối cùng của mục tiêu giáo dục cấp lớp học. Các giải pháp nào để thực hiện tốt vấn đề đặt ra?
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
A. Cơ sở thực tiễn của vấn đề
Có 1 câu hỏi đặt ra: Tại sao phải để giáo viên ra đề kiểm tra định kỳ (trừ đề kiểm tra cuối năm) ?
Theo đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học thì điều 16 có quy định:
Điều 16. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
1. Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định.
Chính vì thế, người GV trong quá trình giảng dạy luôn phải không ngừng khắc phục các lỗi sai, lỗi mắc phải của học sinh để thực hiện nghĩa vụ “trồng người” của mình.
Để làm được điều nêu trên thì người giáo viên cần phải có những sản phẩm công cụ ( bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ của HS) để phân tích, đề ra giải pháp điều chỉnh phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh đạt kết quả tốt nhất trong cuối năm học.
Thực trạng của vấn đề:
Trong thực tế cho thấy năng lực đánh giá, phân tích các hạn chế của học sinh
nơi người giáo viên còn nhiều thiếu sót. Họ chỉ căn cứ vào những điểm sai nhất thời của học sinh mà chỉnh sửa theo kiểu thời vụ, không chịu tìm hiểu kỹ vì đâu các em hay mắc phải sai sót đó; cũng như vẫn rất chủ quan không chịu nhìn lại chính cách giảng dạy của mình và hay đổ lỗi cho khách quan: gia đình không quan tâm, các em lười học, trí tuệ kém phát triển …
GV còn dạy theo lối mòn truyền thụ kiến thức đồng loạt cho HS trong khi 1 số
HS chậm không theo kịp