UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1680/SGDĐT-VP Thủ Dầu Một, ngày 18 tháng 10 năm 2010
V/v: Hướng dẫn và quy định việc thực hiện đề tài, sáng kiến kinh nghiệm trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương.
Kính gửi:
Các Phòng Giáo dục và Đào tạo;
Các Trung tâm Giáo dục;
Các Trường Trung học Phổ thông;
Các Trường Trung cấp Chuyên nghiệp.
Căn cứ Luật Thi đua-Khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua-Khen thưởng (2005); căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua-Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua-Khen thưởng”;
Căn cứ nhiệm vụ năm học của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện đề tài, sáng kiến kinh nghiệm năm học 2010-2011 và các năm học tiếp theo như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm giáo dục (SKKN) là kết quả lao động sáng tạo của cán bộ, giáo viên. SKKN có tác dụng thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học trong giáo dục và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy các đơn vị cần hết sức coi trọng việc mở rộng, nâng cao chất lượng SKKN và phổ biến, áp dụng SKKN vào việc đổi mới công tác quản lý giáo dục và giảng dạy.
Khuyến khích việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng, nghiên cứu sâu về chuyên môn của cá nhân hoặc nhóm tác giả nhằm phát huy tối đa sức mạnh tập thể; đề tài được in thành sách để phổ biến rộng rãi trong toàn ngành.
II. NỘI DUNG – CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Nội dung đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
Nội dung đề tài nghiên cứu, SKKN cần tập trung vào những lĩnh vực như: đổi mới hoạt động quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy-học và giáo dục đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ, hiệu quả hoạt động của chuyên môn, của các bộ phận chức năng, hiệu quả các hoạt động phong trào thi đua của đơn vị...cụ thể như sau:
- Đề tài, SKKN về đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường.
- Đề tài, SKKN về đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn; đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Đề tài, SKKN về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên; về việc triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới ở đơn vị.
- Đề tài, SKKN trong tổ chức hoạt động của các phòng bộ môn, phòng thư viện, phòng thực hành thí nghiệm, phòng thiết bị; về xây dựng cơ sở vật chất...
- Đề tài, SKKN trong việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động ở đơn vị; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, bài giảng điện tử, phương pháp sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy.
- Đề tài, SKKN về công tác chủ nhiệm lớp, hoạt động đoàn thể và công tác xây dựng Đảng; về đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; về việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Đề tài, SKKN trong tổ chức học 2 buổi/ngày; tổ chức bán trú trong nhà trường; về việc nâng cao chất lượng giảng dạy Tin học và thí điểm tiếng Anh tăng cường .
- Đề tài về cải tiến và nâng cao hiệu quả của công tác Thi đua-Khen thưởng trong đơn vị.
Các đề tài nghiên cứu khoa học tham dự hội thi sáng tạo khoa học cấp tỉnh trở lên và được xếp giải có giá trị tương đương như một đề tài do Hội đồng khoa học ngành thẩm định.
2. Về cấu trúc:
a/ Đặt vấn đề :
- Nêu rõ lý