MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC : “XANH -SẠCH - ĐẸP -AN TOÀN”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lý luận:
Trường học, là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh. Đặc biệt, với mái trường tiểu học là nơi để lại nhiều dấu ấn đậm sâu trong cuộc đời của mỗi con người, vì bậc tiểu học là bậc học có thời gian dài nhất của quảng đời học trò. Với mái trường này không chỉ là người bạn mà là nơi cất giấu những kỷ niệm buồn vui của quảng đời học trò thơ ngây, trong trắng. Trường tiểu học là cái nôi đầu tiên cho các em bắt đầu bước vào cuộc sống học tập và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần được tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới trong một môi trường thuận lợi- đó chính là môi trường giáo dục.
Mặt khác, môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng trong cuộc sống học tập, sinh hoạt hàng ngày của các em.
Trong mỗi chúng ta, ai không mong muốn được sống, học tập, vui chơi trong một môi trường thật sự xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, thú vị, hấp dẫn đối với các em học sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn bè.
Trường học xanh - sạch - đẹp- an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng nơi các em đang sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường.
Trường học xanh- sạch –đẹp – an toàn làm cho các em ham thích đến trường, làm cho các em thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Tuy nhiên, để có được một ngôi trường xanh- sạch –đep- an toàn trong điều kiện của một vùng sâu, vùng xa là một việc làm rất khó đối với cán bộ quản lý, công việc vừa đòi hỏi phải có kinh phí, vừa phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành các cấp, vừa phải có tầm nhìn chiến lược, vừa đòi hỏi nhân lực thực hiện.
2. Cơ sở thực tiễn
Chính từ những yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, một mặt nhằm duy trì và nâng cao chất lượng của công tác phổ cập giáo dục, mặt khác nhằm từng bước xây dựng trường học ngày càng thân thiện đối với các em, ngày 22 tháng 07 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT Về việc phát động phong trào thi đua; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. nội dung xây dựng có 5 tiêu chí, trong đó tiêu chí đầu tiên đó là: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Hàng năm dựa vào công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua: ‘Xây dựng trường học thiện, học sinh tích cực”, ban chỉ đạo của huyện, tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại và xây dựng chỉ đạo điểm cho một số trường đạt hiệu quả cao.
Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng đã phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; trong các trường phổ thông của tỉnh trong giai đoạn 2008-2013 trong đó chỉ đạo rõ trách nhiệm của từng cơ quan ban ngành đoàn thể để cùng phối hợp thực hiện.
Hàng năm, Sở Giáo dục, phòng Giáo dục cũng đã xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào phù hợp hiệu quả với tình hình thực tế địa phương.
Song song với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực , ngày 22 tháng 08 năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có quyết định số 4458/ QĐ-BGDĐT Ban hành qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông trong đó qui định rõ tiêu chuẩn của trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích. Trên tinh thần đó hàng năm cơ quan giáo dục đã phối hợp với cơ quan công an, xây dựng mô hình: “Trường học an toàn về ANTT và cán bộ giáo viên, học sinh đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, công đoàn các cấp cũng