PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC LONG TÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Long Tân, ngày 15 tháng 5 năm 2014
CÂU HỎI KIỂM TRA
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2013-2014
2. Mô đun TH 03 “Đặc điểm tâm sinh lý học sinh cá biệt, học sinh yếu, họcsinh khá giỏi, học sinh năng khiếu”:
Câu 1: Thầy / Cô hãy nêu đặc điểm tâm lý học sinh cá biệt.
Câu 2: Thầy / Cô hãy nêu đặc điểm tâm lý học sinh yếu kém.
Câu 3: Thầy / Cô hãy nêu đặc điểm tâm lý học sinh giỏi và năng khiếu.
Câu 4: Thầy / Cô hãy nêu nguyên tắc, quy trình chung và những điều kiện cần thiết trong việc tổ chức tìm hiểu tâm lý học sinh.
Bài làm
Câu 1: Đặc điểm tâm lí của Học sinh cá biệt :
Đối với những Học sinh cá biệt luôn luôn có tính hiếu động, thích tìm tòi và luôn gây sự chú ý cho người khác ở bất kỳ nơi nào, thời điểm nào.
Trước hết chúng ta nên nói đến tính cách của trẻ là sự kết hợp độc đáo giữa đặc điểm tâm sinh lý của trẻ với điều kiện hoàn cảnh sống nhất định.
Biểu hiện của trẻ là nhanh nhẹn , hoạt bát cùng với sự nghịch ngợm, bất ổn định kèm theo , bên cạnh đó học tập có thể là học yếu hoặc trung bình, vì các em đó trong lớp ít chú ý hoặc thậm chí không chú ý khi cô giáo giảng bài, luôn quậy phá các bạn ngồi bên cạnh, gây mất trật tự trong lớp.
Biểu hiện về mặt thái độ của trẻ với chung quanh và bản thân, những đứa trẻ hiếu động này thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt. Biểu hiện của trẻ là ham hoạt động, ham hiểu biết, linh hoạt, thường vui vẻ, vô tư , cảm xúc của trẻ bất ổn định, rung cảm nhưng không sâu , nhanh nhớ, mau quên. Biểu hiện rõ nét nhất của đặc tính này là bất cứ điều gì hấp dẫn , thích thú vừa sức thì các em sẽ làm ngay, tập trung chú ý rất tích cực, càng trong học tập thì đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó động não để làm bài, chiếm lĩnh kiến thức thì các em đâm ra chán nản, ít chú ý hoặc không chú ý nên kết quả học tập thấp.
Câu 2: Tâm lý học sinh yếu – kém:
Thường có thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin, ngay cả khi làm đúng bài tập, giáo viên hỏi cũng lại ngập ngừng không tin mình làm đúng bài tập. Thái độ trong lớp thụ động. Có thể thấy rõ đặc điểm này khi các em làm bài hoặc trả lời. Các em thường đưa mắt theo dõi thầy cô. Hễ thấy cô cau mày là sợ cho rằng mình sai không dám làm tiếp. Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ chuyên cần. Vì vậy kết quả học thường xuyên dưới trung bình.
Câu 3: Tâm lý của học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu:
Học sinh đó có tài đặc biệt như khả năng thực hiện các phép tính toán học trong đầu, hoặc hiểu được các khái niệm trước khi được dạy ở trường. Có nghĩa là tiếp cận bài nhanh, học đâu hiểu đấy . Hay "nói leo" ra vẻ biết trước một chút. Đôi khi có vẻ "tinh tướng" với bạn cùng lớp. Ta đây biết trước nhá. Hầu hết các em nhỏ ở tuổi này bộc lộ theo kiểu như vậy. Học sinh đó có khả năng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó với thời gian dài. Đại đa số trẻ cùng lứa khả năng của các em chú ý rất kém. Thường thì các em chỉ tập trung trong vòng 20 phút trở về là tốt . Nhưng riêng các em kiểu này có khả năng tập trung gấp đôi. Khi chú ý cái gì. Các em kiểu này rất say sưa, cắn bút, làm mọi cách để ra kết quả. Dù kết quả đó có sai.
Em đó thường là người đầu têu, bày trò, phân việc cho các cuộc chơi của bạn bè em đó. Cứ quan sát các em chơi là biết. Em đó có khả năng lãnh đạo. Nghĩa là em học sinh đó thường tổ chức các hoạt động nhóm trong giờ học, phân công nhiệm vụ, bày trò chơi khi đi với các trẻ khác, thích báo cáo kết quả của nhóm. Cũng hay "bảo thủ", cứ cho là mình làm đúng. Thường tìm ra cách giải khác hay hơn chẳng hạn, dài hơn , ngô nghê hơn cách giải thầy cô, sách giáo khoa. Em đó luôn tin tưởng vào những ý kiến và các việc đã làm của mình