Biện pháp xây dựng phong trào
"Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp"ở trường Tiểu học.
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học - đó là kỹ năng viết chữ. Để chỉ đạo thực hiện tốt phong trào “ Giữ vở sạch-Viết chữ đẹp” ở trường tiểu học chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:
1. Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp.
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm phải tuyên truyền cho phụ huynh biết về vai trò quan trọng của Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp; hướng dẫn phụ huynh trong việc mua sắm đồ dùng sách vở, bút viết cũng như cách bọc sách vở cho các em ... và phổ biến cho phụ huynh biết các tiêu chuẩn cụ thể khi xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng.
- Hàng tháng, hàng kì nhà trường sẽ thông báo tình hình học tập và rèn luyện chữ viết của học sinh qua sổ liên lạc để phụ huynh có kế hoạch kèm cặp thêm ở nhà.
- Phối hợp với Đội tổ chức các phong trào nhằm kích thích việc rèn chữ viết như: phong trào nét chữ đẹp tặng thầy cô (tổ chức viết lời cảm ơn thầy cô nhân ngày 20/11); phong trào viết thư gửi các chú bộ đội; phong trào làm thư vẽ thiệp; viết thư tuyên truyền phòng chống HIV, ...
2. Xây dựng nề nếp phong trào “giữ vở sạch, viết chữ đẹp” trong từng khối lớp.
Vào đầu năm học mới giáo viên chủ nhiệm lớp phải tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh cách dùng vở, bút, cách bọc vở và bảo quản, giữ gìn sách vở. Hướng dẫn cho học sinh các tiêu chuẩn cần phấn đấu để đạt danh hiệu “Vở sạch - Chữ đẹp”. Đồng thời cùng học sinh ra quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu về phong trào rèn chữ viết và giữ gìn sách vở.
- Có thể lấy một số bài viết của các anh chị lớp trên hoặc những học sinh đã đạt giải thi viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh để cho các em xem và học tập tấm gương của các anh chị.
- Ngoài yêu cầu viết đúng, đẹp cần hướng dẫn cách trình bày từng thể loại bài, cách kẻ vở khi hết bài, hết môn, hết ngày và hết tuần như thế nào cho đẹp;
- Cần khảo sát phân loại học sinh ngay từ đầu năm để có hướng kèm cặp những học sinh còn viết xấu và có kế hoạch bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, viết đẹp;
- Hàng tuần phải kiểm tra chấm và nhận xét, động viên để học sinh cố gắng hơn ở tuần tiếp theo.
Hàng tháng, sau khi xếp loại Vở sạch chữ đẹp, giáo viên cần biểu dương và khen ngợi những học sinh có nhiều cố gắng.
- Dạy tốt phân môn Tập viết, Chính tả trong chương trình Tiểu học để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh.
+ Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ, toạ độ viết chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái … Từ đó, hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết.
+ Dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm các kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo các chữ cái và liên kết chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng; xác định khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh và đẹp.
+ Trước khi viết nên chuẩn bị cho học sinh: Nếu viết bút chì thì cần được gọt cẩn thận, vừa ( nét chì hơi nhọn), không để chì nhọn quá làm cho giấy sẽ bị rách hoặc tù quá sẽ làm cho chữ có nét to, chữ xấu. Nếu viết bút mực thì nên chọn bút bi nước vừa dễ viết lại không bị giây mực cả sách vở, áo quần mà chữ viết lại đẹp hoặc chọn cho các em loại bút viết được nét thanh nét đậm thì càng tốt.
+ Khi viết cần thực hiện các nguyên tắc: Trạng thái tinh thần phải phấn chấn, hứng thú, không viết khi mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, phân tán vì chuyện khác, tránh