Giáo viên làm gì để giúp đỡ học sinh cá biệt
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên ít khi mong muốn có những học sinh cá biệt trong lớp học của mình. Tuy nhiên rất khó tránh những trường hợp với học sinh mà giáo viên cần có cách xử lý khéo léo và tế nhị. Dưới đây là 12 bước giáo viên có thể áp dụng để hỗ trợ các học sinh cá biệt.
Nhận biết sớm những nhược điểm của học sinh và có phương pháp để khắc phục. Giáo viên phát hiện những nhược điểm này thông qua các bài kiểm tra và các buổi phỏng vấn vào những tuần đầu của khóa học.
Rất nhiều học viên trốn tránh, không thừa nhận những khuyết điểm của mình. Họ thường nói với giáo viên: “Thưa thầy / cô, không có vấn đề gì đâu ạ” mặc dù có thể họ không hiểu bài, hoặc chưa hiểu hết những kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Lúc này, giáo viên cần chú ý theo dõi phản ứng của học viên để quyết định có nên giảng lại bài hay không.
Khuyến khích học viên phát biểu những khúc mắc cá nhân và nhận ra những lý do và cách giải quyết vấn đề đó. Không để học viên đánh giá thấp những vấn đề này. Giáo viên phải phân tích những nhược điểm của học viên. Trên thực tê, phương pháp tự nhận biết rất hữu ích. Học viên tự nhận biết được vấn đề và tự quyết định có muốn tập trung vào việc khắc phục các nhược điểm này hay không.
Giáo viên hãy lắng nghe một cách chân thành và chú ý vào các phản hồi của học viên. Hãy lắng nghe và thể hiện sự chú ý đối với những vấn đề mà học viên đang trình bày. Hãy để khoảng thời gian ...
Giúp đỡ học viên thiết lập một kế hoạch hành động với những mục tiêu thực tế. Giúp họ những bước căn bản để đạt được mục tiêu đã vạch ra. Không nên đảm bảo với học viên rằng họ sẽ đạt điểm qua trong kỳ thi và hãy cho học viên cơ hội để tạo nên sự tiến bộ.
Hãy chắc chắn rằng học viên thực hiện kế hoạch mà giáo viên đề ra như chính mục tiêu học tập của họ. Hãy để học viên viết lên giấy những kế hoạch của họ.
Bám sát kế hoạch của học viên hàng ngày. Hãy để học viên hiểu rằng giáo viên luôn quan tâm đến thành công của học viên. Giáo viên nên khen ngợi học viên trước lớp vào những thời điểm thích hợp. Khi học viên đã tiến bộ nhiều hơn so với trước thì giáo viên có thể giảm dần cường độ khen ngợi.
Luôn nhắc nhở học viên ghi nhớ những mục tiêu của họ. Giáo viên nên nhắc nhở một cách tích cực nhưng kiên quyết. Không nên đưa ra trước lớp những lời đánh giá không tốt về học viên, nhưng nên yêu cầu học viên đó đến gặp riêng giáo viên để được giúp đỡ.
Xác định các tài liệu cung cấp sao cho phù hợp với trình độ của học viên. Giáo viên nên tìm hiểu nguồn kiến thức nào có thể giúp học viên trong quá trình học tập.
Giáo viên nên biến đổi các phương pháp tiếp cận kiến thức để học viên giữ được sự hứng thú và cung cấp sự hiểu biết cũng như các phương pháp học khác nhau. Hãy tạo cho những học viên yếu hơn có cơ hội để được “tỏa sáng”.
Hãy giúp đỡ học viên tiếp thu được nhiều kiến thức cho dù kiến thức đó không có trong bài thi và bài kiểm tra trên lớp.
Giáo viên nên giữ một quan điểm chuyên nghiệp. Nếu đã theo kế hoạch nào thì giáo viên phải làm hết sức mình để hoàn thành kế hoạch đó. Khi người giáo viên làm tất cả để giúp học viên thì lúc đó học viên đó phải có trách nhiệm với thành công hoặc thất bại của chính họ.