BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------
Số: 630/BGDĐT-NGCBQLGD V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TT GDTX
Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2012
Kính gửi: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các thông tư quy định: Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non (Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011), Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học (Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 8/4/2011), Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009) và Chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (Thông tư số 42/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010), sau đây thống nhất gọi là Thông tư Chuẩn cấp trưởng.
Hiện nay, các địa phương và bộ, ngành có liên quan đã và đang triển khai, áp dụng đánh giá hiệu trưởng trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (gọi chung là cấp trưởng) theo Chuẩn. Để thống nhất, đồng bộ trong việc đánh giá, xếp loại đội ngũ phó hiệu trưởng, phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên (gọi chung là cấp phó), Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên (gọi chung là nhà trường) triển khai thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
1. Nguyên tắc, mục đích đánh giá cấp phó
Cấp phó trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học, thường xuyên là viên chức lãnh đạo nhà trường. Nhiệm vụ chủ yếu của cấp phó là giúp cấp trưởng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở giáo dục. Đội ngũ cấp phó cũng là nguồn cán bộ quan trọng để lựa chọn bồi dưỡng, bổ nhiệm cấp trưởng hoặc các vị trí quản lý giáo dục cao hơn. Do đó, việc tự đánh giá và đánh giá (được gọi chung là đánh giá) đối với cấp phó phải được thực hiện trên cơ sở các công việc được cấp trưởng giao phụ trách.
Thông qua việc đánh giá, cấp phó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Trên cơ sở kết quả đánh giá cấp phó, cấp trưởng và cơ quan quản lý cấp trên chọn lựa, đưa vào quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cũng như đề xuất, thực hiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cấp phó các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.
2. Thành phần và quy trình đánh giá, xếp loại cấp phó
2.1. Thành phần đánh giá, xếp loại
Thành phần đánh giá, xếp loại cấp phó gồm: hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, (giám đốc, các phó giám đốc), đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng phụ trách đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường.
2.2. 2.2. Quy trình đánh giá, xếp loại cấp phó
a) Cấp trưởng chủ trì thực hiện các bước sau:
- Cấp phó tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu (Phụ lục I ban hành theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng) sau khi đã chỉnh sửa cho phù hợp và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường;
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá cấp phó theo mẫu phiếu (Phụ lục II ban hành theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng);
- Các cấp phó khác, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường, với sự chứng kiến của cấp phó được đánh giá, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá cấp phó của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho cấp phó theo mẫu phiếu (Phụ lục III ban hành theo Thông tư Chuẩn cấp trưởng).
b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau đây:
- Tham