Bệnh Đau mắt đỏ

Thứ bảy - 30/07/2016 11:27
Cách phòng chống bệnh đau mắt đỏ
Bệnh Đau mắt đỏ
                                                    BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
 
     Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ờ mọi lứa tuổi, rất hay gặp ở trẻ em tuổi học đường. Bệnh lưu hành ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở những vùng có khí hậu ấm áp và thường tăng khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh dễ lây, có thể phát triển thành dịch, thường bị cả 2 mắt. Đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ không để lại biến chứng nhưng nếu tự ý dùng thuốc hay điều trị không dứt điểm sẽ bị viêm, loét giác mạc.
  1. Nguyên nhân
         Bệnh do nhiễm virus và các loại vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, các trực khuẩn…) qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết của mắt bị bệnh hoặc qua nước bọt phóng ra khi người bệnh nói chuyện. Vì vậy rất dễ lây cho những người xung quanh, đặc biệt, ngay cả khi đã khỏi bệnh, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần tiếp theo.
  1. Triệu chứng
    • Sau vài ngày tiếp xúc với người bệnh, trẻ có thể bị viêm kết mạc với biểu hiện ban đầu là cảm giác nổi cộm, rát như có cát, bụi trong mắt do kết mạc bị phù nề, cương tụ, xung huyết và viêm lớp niêm mạc biểu mô.
    • Mắt bị chói, sợ ánh sang, chảy nước mắt nhưng thị lực không giảm.
    • Mạch máu ở lớp nông của kết mạc cương tụ đỏ, có trường hợp xuất huyết mắt. Trường hợp viêm nặng có thể làm cho kết mạc phù cao phòi ra ngoài khe mi.
    • Kết mạc bị viêm tiết ra dử mắt màu vàng hay màu như mủ, đôi lúc có lẫn tia máu. Dử mắt đọng thành cục dính làm bết lông mi khiến người bệnh khó mở mắt.
  2. Điều trị
  • Phát hiện sớm, khoanh vùng và cách ly trẻ bệnh để chữa trị.
  • Khi có dấu hiệu viêm kết mạc cần đưa trẻ đến khám chuyên khoa mắt để được điều trị đúng và kịp thời. Không nên tự mua thuốc điều trị vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
  • Cho trẻ bị bệnh nghĩ ngơi trong phòng thoáng mát trong thời gian điều trị bệnh.
  • Không nên đọc sách, xem tivi để tránh gây tức, khó chịu cho mắt.
  • Những đồ dùng của trẻ bị bệnh như chăn, gối, quần áo phải được khử khuẩn và để riêng. Khăn mặt phải được giặt sạch bằng xà phòng, phơi nắng và phải được luộc sôi 2 – 3 lần trong một tuần.
  • Nên nhỏ rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%.
IV. Phòng bệnh
  • Không dụi mắt bằng tay.
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên với xà phòng.
  • Lau rửa dịch dử mắt 2 lần/ngày bằng khăn giấy, sau đó vứt ngay vào nơi quy định.
  • Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và nước ấm.
  • Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
  • Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
 Từ khóa: dmd

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay124
  • Tháng hiện tại42,439
  • Tổng lượt truy cập5,172,064
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây