Bệnh tay chân miệng

Thứ bảy - 30/07/2016 11:18
Cách nhận biết và phòng tránh bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
 
          Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em, chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi nhưng cũng có thể xảy ra cả người lớn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tăng cao vào tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 12, bệnh có thể gây thành dịch.
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

I. Nguyên nhân
  • Bệnh tay chân miệng là bệnh lý nhiễm trùng do các virus đường ruột lây truyền qua đường tiêu hóa và hô hấp. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Coxackievirus A16 và Enterovirus E71.
  • Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với nước mũi, nước bọt, dịch của mụn dộp dính vào đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà, quần áo hoặc phân của người nhiễm. Trong tuần lễ đầu tiên của bệnh rất dễ lây cho người khác.
  • Bệnh không lây cho súc vật và người không bị nhiễm từ súc vật hay thú nuôi cảnh.
  • Lây khi ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus gây bệnh.
II. Triệu chứng
  •  Thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt nhẹ, chán ăn, đau họng, mệt mỏi, không chịu chơi có thể tiêu chảy vài lần trong ngày.
  •  Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh như:
    • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
    • Phát ban dạng bóng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông tồn tại trong thời gian ngắn (< 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm.
      •  Trong giai đoạn diễn biến, khi virus gây bệnh xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ, li bì, mê sảng hay co giật.
      • Trong giai đoạn cấp, ngoài những dấu hiệu trên, đôi khi bệnh còn kèm theo triệu chứng hạch ở cổ, dưới hàm, ho, sổ mũi, buồn nôn và nôn.
III. Tiến triển
  •  Bệnh nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng như: Viêm não – màng não, viêm cơ tim,phù phổi cấp, liệt mềm cấp và có thể dẫn đến tử vong.
IV. Điều trị
  •  Phải được cách li trẻ để điều trị tránh lây lan.
  • Nếu trẻ sốt nên cho trẻ uống Paracetamol 10 – 15mg/kg/lần kết hợp với lau mát cho trẻ
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước như nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước cháo muồi…
  • Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, không để trẻ mút tay và đưa đồ chơi lên miệng.
  • Để giảm nguy cơ nhiễm trùng da, niêm mạc cần cho trẻ súc miệng, tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bọng nước hay trầy xước da, thay quần áo sạch hàng ngày, cắt ngắn móng tay để giảm tổn thương da do gãi.
  • Không cần kiêng cử gió và ánh sang, không chọc vỡ bọng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.
  •  Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện các nốt phỏng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông và niêm mạc miệng cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
V. Phòng bệnh
  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng ( nhất là sau khi thay quần áo, tã lót cho trẻ, sau khi tiếp xúc với phân, nước tiểu, nước bọt ).
  • Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà, lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
  • Cách ly trẻ bệnh tại nhà, không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ tập trung chơi trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.
  • Mang khẩu trang.
 
 
 
 Từ khóa: tcm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản PGD

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm52
  • Hôm nay847
  • Tháng hiện tại43,162
  • Tổng lượt truy cập5,172,787
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây